Bộ trưởng, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, ngành Công nghệ thực phẩm và đồ uống (Food and Beverage Technology), mã số: 60-54-02 cho trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (Quyết định số 5279/QĐ-BGDĐT, ngày 20/8/2009), đây là ngành học thứ 13 được đào tạo trình độ sau đại học tại trường. Từ đợt tuyển sinh sau đại học vào tháng 2/2010, trường ĐH Nông Lâm đã tuyển sinh đào tạo ngành này cùng với 12 ngành cũ (Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Thú Y, Quản lý đất đai, Công nghệ sinh học, Kinh tế nông lâm ngư, Cơ khí nông nghiệp, Chế biến gỗ, Nuôi trồng thuỷ sản, Lâm học, Khoa học đất).
Giới thiệu ngành học và mục tiêu đào tạo
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
CAO HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
(MASTER OF FOOD TECHNOLOGY)
Mã ngành: 60.54.02
(Dự kiến cập nhật triển khai từ HKII 2019-2020)
1. Mục tiêu của chương trình đào tạo
1. 1. Mục tiêu chung
Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên có trình độ chuyên môn vững, có thể làm chủ các lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan đến công nghệ thực phẩm, có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở ngành vững chắc, có kỹ năng thực hành tốt, có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế xã hội, giải quyết tốt các những vấn đề nảy sinh của ngành công nghệ thực phẩm trong môi trường nghiên cứu và sản xuất.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Về kiến thức: Kết thúc khóa đào tạo thạc sĩ liên kết chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm, học viên được cập nhật và hệ thống hoá những kiến thức cơ bản và cơ sở liên quan đến quá trình chế biến thực phẩm và đồ uống để hình thành và cung cấp các sản phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội. Học viên được cập nhật các kiến thức chuyên sâu, các công nghệ mới, kỹ thuật mới trong nghiên cứu của ngành công nghệ thực phẩm, từ đó có thể lập kế họach phát triển sản phẩm, tổ chức thực hiện dự án, triển khai công nghệ và những tiến bộ kỹ thuật.
- Về kỹ năng: Học viên nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học, có khả năng phân tích và tổng hợp các vấn đề nảy sinh trong sản xuất và tiêu dùng. Học viên có kỹ năng thiết kế và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, có khả năng độc lập nghiên cứu và truyền đạt kiến thức cho người khác. Học viên có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo để phát triển nghề nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ thực phẩm, người học có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liên quan đến công nghệ thực phẩm; ban quản lý các khu công nghiệp; các đơn vị sản xuất kinh doanh; các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ; tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu; và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, và tư vấn. Ngoài ra, học viên có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ lên bậc tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục trong nước hoặc quốc tế.
2. Chuẩn đầu ra mà người học đạt được sau tốt nghiệp
- KIẾN THỨC
- Vận dụng nền tảng các kiến thức kỹ thuật cốt lõi về lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
- Vận dụng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm.
- KỸ NĂNG
- Phân tích, lập luận tầm hệ thống và giải quyết vấn về khoa học và công nghệ thực phẩm.
- Kiểm tra và thực nghiệm các giải pháp cho các vấn đề liên quan về bảo quản, chế biến và an toàn thực phẩm.
- Thực hiện thành thạo các kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm.
- Làm việc độc lập, có kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm.
- Giao tiếp hiệu quả bằng nhiều hình thức: lời nói, văn bản, giao tiếp điện tử.
- Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành: có trình độ tiếng Anh đạt mức B2 theo khung tham chiếu châu Âu hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.
- Hình thành ý tưởng, thiết lập các yêu cầu, thiết kế bảo quản và phát triển sản phẩm theo yêu cầu về dinh dưỡng, độ bền, và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Có khả năng triển khai, thực hiện bảo quản nguyên liệu thực phẩm và chế biến các sản phẩm thực phẩm.
- Giám sát kỹ thuật các hoạt động bảo quản và chế biến sản phẩm thực phẩm.
- THÁI ĐỘ
- Thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm nghề nghiẹp, hiểu biết văn hóa doanh nghiệp, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và biết cách làm việc trong các tổ chức công nghiệp.
- Nắm bắt xu hướng thị trường và bối cảnh xã hội ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất thực phẩm.
- Chủ động, sáng tạo, và có ý thức học tập suốt đời.
Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Mã số học phần |
Tên học phần |
Khối lượng (tín chỉ) |
Học kỳ |
|||
Phần chữ |
Phần số |
Tổng số |
LT |
TH, TN, TL |
||
PHẦN KIẾN THỨC CHUNG |
|
|||||
|
|
Anh văn chuẩn bị Preparatory English |
|
|
|
HKI |
PHIL |
6000 |
Triết học Philosophy |
3 |
3 |
0 |
HKI |
FOOD |
6001 |
Phương pháp luận NCKH Research methodology |
2 |
2 |
0 |
HKI |
PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH |
|
|||||
Các học phần bắt buộc |
|
|||||
FOOD |
6002 |
Hóa sinh thực phẩm Food biochemistry |
2 |
2 |
0 |
HKII |
FOOD |
6003 |
Vi sinh thực phẩm Food microbiology |
2 |
2 |
0 |
HKII |
FOOD |
6004 |
Thiết kế và phân tích thí nghiệm Design and analysis of experiments |
2 |
2 |
0 |
HKII |
FOOD |
6005 |
Các tính chất vật lý của thực phẩm Physical properties of food materials |
2 |
2 |
0 |
HKII |
FOOD |
6006 |
Các kỹ thuật tiên tiến trong chế biến thực phẩm Advanced technologies for food processing |
2 |
2 |
0 |
HKII |
FOOD |
6007 |
Công nghệ sinh học thực phẩm Food biotechnology |
3 |
2 |
1 |
HKII |
FOOD |
6997 |
Seminar chuyên ngành 1 Seminar 1 |
1 |
1 |
0 |
HKII |
FOOD |
6998 |
Seminar chuyên ngành 2 Seminar 2 |
1 |
1 |
0 |
(1) |
|
|
Thực tế nhà máy Field trip |
1 |
0 |
1 |
HKIII |
Các học phần tự chọn |
|
|||||
FOOD |
6008 |
Quản lý chất lượng thực phẩm Food quality management |
3 |
2 |
1 |
|
FOOD |
6009 |
Dinh dưỡng người Human nutrition |
2 |
2 |
0 |
HKIII |
FOOD |
6010 |
Kỹ thuật sấy thực phẩm nâng cao Advanced food drying technology |
3 |
2 |
1 |
HKIII |
FOOD |
6012 |
Kỹ thuật lạnh và lạnh đông thực phẩm nâng cao Advanced food chilling and freezing engineering |
3 |
2 |
1 |
HKIII |
FOOD |
6013 |
Các phương pháp phân tích hóa sinh hiện đại Advanced analytical biochemistry methods |
3 |
2 |
1 |
HKIII |
FOOD |
6014 |
Công nghệ sau thu hoạch 1 (rau quả) Postharvest technology 1 (Fruits & vegetables) |
2 |
2 |
0 |
HKIII |
FOOD |
6015 |
Công nghệ sau thu hoạch 2 (ngũ cốc) Postharvest technology 2 (Cereals) |
2 |
2 |
0 |
HKIII |
FOOD |
6016 |
Công nghệ sau thu hoạch 3 (trà, cà phê, cacao) Postharvest technology 3 (Tea, coffee & cacao) |
2 |
2 |
0 |
HKIII |
FOOD |
6017 |
Công nghệ chế biến các sản phẩm từ thịt Advanced meat processing |
3 |
2 |
1 |
HKIII |
FOOD |
6018 |
Phụ gia thực phẩm Food additives |
2 |
2 |
0 |
HKIII |
FOOD |
6019 |
Phát triển sản phẩm Product development |
2 |
2 |
0 |
HKIII |
FOOD |
6020 |
Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm nâng cao Advanced technology of edible fats and oils |
2 |
2 |
0 |
HKIII |
FOOD |
6021 |
Khoa học cảm quan Advanced Sensory Science |
3 |
2 |
1 |
HKIII |
FOOD |
|
Thực phẩm chức năng Fuctional Food |
2 |
2 |
0 |
HKIII |
FOOD |
|
Bao bì và đóng gói thực phẩm nâng cao Advanced techniques in food packaging |
2 |
2 |
0 |
HKIII |
FOOD |
|
An toàn và chất lượng nông sản thực phẩm Food safety and quality in primary production (ASIFOOD Module 1) |
3 |
2 |
1 |
HKIII |
FOOD |
|
Phân tích chất lượng và an toàn thực phẩm Food safety and food quality analysis (ASIFOOD Module 2) |
3 |
2 |
1 |
HKIIII |
|
Đảm bảo chất lượng và an toàn trong công nghiệp chế biến thực phẩm Safety and Quality Assurance in Food Processing Industry (ASIFOOD Module 3) |
3 |
2 |
1 |
HKIII |
|
FOOD |
6999 |
LUẬN VĂN Thesis |
10 |
(1) |
(1) Phụ thuộc vào thời điểm kết thúc đề tài của luận văn thạc sĩ
(*) Môn tự chọn do cố vấn học tập hướng dẫn hoặc GV hướng dẫn luận văn thạc sĩ quyết định
Số lần xem trang : :6064
Nhập ngày : 25-06-2014
Điều chỉnh lần cuối :12-06-2019